Thiết kế nhà gác lửng đẹp giúp tăng diện tích sử dụng, mang đến cái nhìn mới lạ cho ngôi nhà. Dưới đây là các thiết kế nhà gác lửng đẹp mà bạn có thể tham khảo.
Gác lửng, tầng lửng hay gác xép là là tầng trung gian giữa các tầng trong một ngôi nhà hoặc tòa nhà, đây cũng một phần trong kiến trúc của ngôi nhà. Thiết kế nhà gác lửng đẹp vừa giúp mở rộng diện tích sinh hoạt cho gia đình vừa tạo nên nét đẹp độc đáo cho ngôi nhà.
Thông thường thì gác lửng có trần thấp và thường được đặt ở tầng một (tầng thấp nhất). Thiết kế gác lửng được xem là một cách hữu hiệu để làm tăng diện tích sử dụng trong khi vẫn giữ nguyên chiều cao của ngôi nhà. Thiết kế này đặc biệt phù hợp với những ngôi nhà có không gian nhỏ hẹp hoặc có chiều cao hạn chế. Tuy nhiên, ngay cả trong những ngôi nhà có diện tích rộng và chiều cao không hạn chế thì chúng ta vẫn có thể sử dụng các thiết kế gác lửng để mang đến một không gian đẹp và thoáng cho ngôi nhà.
Gác lửng được sử dụng làm phòng khách
Gác lửng có rất nhiều chức năng mà nếu biết cách tận dụng và bài trí thì bạn vừa có thể giúp cho ngôi nhà của mình thêm rộng rãi và giúp tạo ra thiết kế độc, lạ cho ngôi nhà. Chẳng hạn, một số hộ gia đình sử dụng thiết kế gác lửng lệch tầng để tận dụng đó làm nơi sinh hoạt chung cho cả gia đình, làm phòng khách, bếp, phòng ăn hay phòng làm việc. Cũng có nhiều thiết kế gác lửng được sử dụng làm phòng ngủ hay phòng đọc sách.
Dưới đây là một số mẫu nhà gác lửng đẹp miễn chê mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho ngôi nhà của mình
50 mẫu thiết kế nhà gác lửng đẹp
Tùy vào diện tích, kết cấu của ngôi nhà hay sở thích của gia chủ mà gác lửng có thể được thiết kế và sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Những ngôi nhà có diện tích vừa và nhỏ, nếu sử dụng tầng 1 để kinh doanh thì bạn có thể đưa bếp, phòng ăn hoặc phòng khách ở tầng 1 lên gác lửng. Như vậy, từ trên gác lửng bạn có thể quan sát được mọi hoạt động bên dưới.
Những ngôi nhà có diện tích lớn hơn thì người ta thường sử dụng gác lửng như một khu vực để bài trí, tạo ra điểm khác biệt độc đáo cho ngôi nhà như dùng làm nơi đọc sách, ngủ nghỉ, nơi thư giãn hay để bài trí đồ sưu tập.
Độ cao từ tầng 1 lên gác lửng không nên quá 2,8 mét (thường là 2,5 mét), nhiều nhà đặt bàn thờ trên gác lửng thì chỉ cần cao 1,5 hoặc 2 mét. Gác lửng chỉ nên chiếm tối đa khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà. Do gác lửng không quá cao nên cầu thang dẫn lên gác lửng có thể được thiết kế nhỏ gọn và ít bậc.
Một số nguyên tắc vàng để thiết kế nhà gác lửng đẹp, ấn tượng
– Với nhà sâu, gác lửng nên nằm trong tầng trệt, và nên tận dụng làm nơi sinh hoạt chung. Khi đó, bạn có thể sử dụng tầng 2 và tầng 3 để đặt phòng ngủ.
– Nhà mới xây thì tầng lửng có thiết kế đúc, ăn liền với ngôi nhà còn nếu nhà cũ mà muốn có thêm tẩng lửng thì bạn có thể chèn gác lửng bằng ván, gỗ hoặc tấm xi măng cemboard.
– Thông thường, độ cao tầng trệt là 3,5 mét đến 4 mét nhưng nếu tầng trệt có lửng thì bạn cần tăng độ cao tầng trệt là 4,5 mét đến 5 mét.
Hy vọng rằng với những gợi ý trên đây của chúng tôi, bạn đọc sẽ chọn được mẫu thiết kế nhà gác lửng đẹp nhất, hài hòa nhất để áp dụng cho ngôi nhà của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết thuộc chuyên mục Thiết kế nhà, Sửa nhà được đăng tải trên Lamsao.com.
Xem thêm:
LAMSAO.COM