Thông thường việc bố trí cầu thang trong nhà ống vừa đáp ứng được tiêu chí kết nối những không gian chính lại với nhau, vừa hiện đại vừa quyết định tính thẩm mỹ của căn nhà là điều hề không dễ dàng. Chính vì thế bài viết hôm nay 9X Interior xin chia sẻ đến bạn một vài lưu ý cần biết về cách bố trí cầu thang trong nhà ống hiệu quả nhất để áp dụng cho công trình của gia đình mình nhé.
Cách bố trí cầu thang trong nhà ống không chỉ đóng vai trò liên kết giữa các tầng, không gian nhà, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà đồng thời còn góp phần tạo nên vẻ đẹp, ảnh hưởng đến nguồn sinh khí cho căn nhà. Đặc biệt trong thiết kế nhà ống thì việc bố trí cầu thang lại càng được chú ý hơn bởi công trình nhà ở sẽ rất dễ rơi vào những vùng tối chật chội, tù túng, không hợp lý cho không gian sinh hoạt của gia đình nếu cách sắp xếp cầu thang không khoa học.
Do đó để tạo nên sự hoàn hảo của ngôi nhà thì khi thiết kế nội thất, bố trí cầu thang trong nhà ống bạn không thể nào bỏ qua những điều cần lưu ý được chia sẻ dưới đây
Đảm bảo tính an toàn của cầu thang
Đầu tiên trước khi bắt tay vào việc bố trí cầu thang trong nhà ống thì bạn cần phải chú ý đến tính an toàn của cầu thang, nắm rõ khoảng cách từ sàn nhà hoàn thiện của tầng dưới đến sàn nhà hoàn thiện của tầng trên để đảm bảo việc di chuyển, đi lại luôn được an toàn tuyệt đối. Nhất là đối với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già thì cách bố trí cầu thang lại càng cần phải lưu tâm hơn.
Theo các kiến trúc sư, để tạo nên sự an toàn của cầu thang thì bạn nên lưu ý lựa chọn chất liệu phù hợp, chiều cao, độ dốc vừa phải, hình dáng cầu thang,… Và đặc biệt để thuận tiện hơn cho việc đi lại, không phải qua nhiều khâu trung gian, và tạo độ thoáng, tiện nghi cho ngôi nhà thì thiết kế cầu thang trong nhà ống nên nằm trong khoảng từ 75 – 120 cm và khoảng cách giữa các bậc thang là 16 – 19cm là hợp lý nhất.
Cách bố trí cầu thang trong nhà ống
Do đặc trưng của nhà ống là có mặt tiền hẹp vì thế nên bố trí cầu thang theo phương dọc của ngôi nhà giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn, không làm cho lối đi bị hẹp phân cách và chật chội. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp khoảng thông tầng hoặc giếng trời để tận dụng tối đa diện tích và bảo đảm cho căn nhà luôn được tràn ngập sáng.
Được xem như xương sống trong một ngôi nhà, vị trí đặt cầu thang trong nhà ống phù hợp mang đến cảm giác vững chãi, khỏe khoắn, đảm bảo việc liên hệ với các không gian chức năng giữa các tầng được dễ dàng nhất. Theo quan niệm của người xưa, cách bố trí cầu thang cho nhà ống không nên đặt ở vị trí trung cung của ngôi nhà, thang không hướng thẳng ra cửa chính, không nên bắt đầu hoặc kết thúc ở trước nhà vệ sinh,… mà thay vào đó có thể đặt cầu thang dựa vào vách trái để tạo khí lực cho ngôi nhà.
Hiện nay thiết kế nhà ống ưa chuộng cách bố trí cầu thang lệch giữa các tầng, việc này giúp để ngôi nhà của bạn trông hiện đại hơn rất nhiều, ngoài ra cũn có thêm nhiều khoảng không trống hơn dành cho việc trang trí, giúp không gian trở nên phóng khoáng và ấm áp hơn. Ngoài ra cách bố trí cầu thang trong nhà ống cần phải hợp với phong thủy, xác định rõ hướng đặt tránh sự tùy tiện vì có thể làm ảnh hưởng đến tài lọc và sức khỏe của gia đình.
Số bậc cầu thang phù hợp
Việc lựa chọn số bậc cầu thang nhà ống thường là số lẻ, ưu tiên rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Con số này không chỉ đảm bảo dễ dàng hơn trong việc di chuyển, tạo cảm giác yên tâm, thuận chân hơn mà còn phù hợp với quy luật phong thủy. Bạn có thể chọn số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn thang là các số chia hết cho 4 dư 1 hoặc 2 (ví dụ như 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc) là tốt nhất.
Lựa chọn cầu thang tiết kiệm diện tích không gian
Một trong những lưu ý khi thiết kế cầu thang nhà ống không thể bỏ qua nữa là việc lựa chọn kiểu dáng cầu thang. Nhiều hộ gia đình hiện nay thường chọn kiểu cầu thang xoắn ốc hoặc theo dạng góc nhằm tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Bên cạnh đó, cách bố trí cầu thang trong nhà ống hợp lý nhất bạn cũng có thể tham khảo thêm kiểu cầu thang rỗng, cầu thang thiết kế thông minh kết cấu bằng kính cường lực cũng sẽ mang đến tầm nhìn rộng rãi, thoáng đãng cho kiến trúc nhà ống.
Dưới chân cầu thang bạn cũng có thể đặt thêm một số cây tiểu cảnh nhỏ xinh hoặc vườn khô để cân bằng sinh khí trong gia đình và mang lại không gian mát mẻ, thoải mái hơn cho các thành viên trong gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Không chỉ là vị trí liên kết giữa các tầng, cầu thang còn đóng yếu tố như một khu vực trang trí bắt mắt cho không gian nhà bạn. Bên cạnh đó, thiết kế cầu thang an toàn và đúng quy cách sẽ giúp giảm thiểu tối đa những tai nạn không mong muốn xảy ra đối với người già và trẻ nhỏ.
Hy vọng với những lưu ý cần biết về cách bố trí cầu thang trong nhà ống hiệu quả nhất mà 9X Interior chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có được những lựa chọn tốt nhất khi kiếm tìm phong cách thiết kế riêng, độc đáo cho ngôi nhà của mình. Chúc bạn thành công!
9X INTERIOR BLOG