Kiến trúc Pháp có một lịch sử phát triển lâu đời và rực rỡ. được nuôi dưỡng trong lòng văn hóa cổ châu Âu từ thế kỷ V SCN. Chính vì vậy, nó kế thừa và phát huy những tinh hoa rực rỡ nhất của các nền văn minh kiến trúc qua các thời kỳ, đồng thời sáng tạo, đổi mới, phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh. Từ nước Pháp, phong cách kiến trúc này đã lan ra toàn thế giới với hàng loạt các công trình tiêu biểu và những xu thế thiết kế đi đầu qua từng thời kỳ.
Kiến trúc Pháp du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVII qua sự xâm lược của thực dân Pháp, dần dần phát triển và hòa mình chung vào nền kiến trúc Việt Nam, biến hóa đa dạng và phù hợp với điều kiện khí hậu và bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng từ thời đó đến ngày nay vẫn còn tồn tại như minh chứng cho vẻ đẹp trường tồn qua năm tháng, thách thức thời gian của phong cách kiến trúc ảnh hưởng lớn nhất đến nền kiến trúc nhân loại này.
Đến nay, kiến trúc Pháp đã có nhiều đổi mới và sáng tạo, cũng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi, nhất là trong thiết kế nhà ở và biệt thự. Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế và vật chất, nhu cầu tìm đến những thiết kế Pháp sang trọng của khách hàng cũng không ngừng tăng lên. Và ở Beta Việt, chúng tôi có những thiết kế như vậy, những kiến trúc sư tài hoa như vậy. Sau đây mời các bạn cùng chúng tôi xao xuyến truocs những mẫu kiến trúc lâu đài kiểu Pháp đẹp toàn mỹ.
1. Mẫu lâu đài đẹp 3 tầng cổ điển ông Chung ở Hà Nam (BT16016)
Một mẫu lâu đài theo phong cách cổ điển Pháp đẹp toàn diện, hoàn mỹ và sang trọng, đỉnh cao của các thiết kế lâu đài Pháp. Toàn bộ công trình là sự đối xứng hoàn hảo trong từng chi tiết, là sự tính toán tỉ mỉ rất chính xác về tỷ lệ các khối, các tầng, là sự cầu kỳ trong trang trí, sự phá cách trong sử dụng vật liệu và tài tình trong nghệ thuật sắp đặt.
Nếu không nhìn vào bản vẽ ngôi nhà, thật sự tôi cũng không biết là sự thực lâu đài này có bao nhiêu tầng khi mà các cửa sổ được sắp xếp theo rất nhiều lớp, lại thêm hệ mái đồ sộ cùng tòa tháp ở chính giữa cũng có quá nhiều cửa với chiều cao mỗi chi tiết là rất lớn.
4 phía căn nhà đều được thiết kế khá giống nhau. Tại mặt tiền, sảnh chính là một kết cấu theo kiến trúc Baroque cổ với cột đỡ mái cách điệu bởi những họa tiết trang trí cầu kỳ và đối xứng, phủ lên đó một lớp ốp đá vàng sang trọng và cổ kính đặc biệt. Lối lên sảnh là kiểu cầu thang 1 nhịp, trải thảm đỏ, thể hiện sự trịnh trọng và lịch sự với khách đến nhà. Thức cột Corinth được sử dụng chủ đạo với những rãnh xẻ nhỏ và kiểu trang trí hoa văn đầu cột rất cầu kỳ, kết hợp giữa các vòng xoắn ốc và lá địa trung hải, tạo nên hình dáng khỏe khoắn và vững chãi cho công trình.
Các cửa vòm được bố trí rất nhiều ở tất cả các mặt, là điểm đặc trưng của một thiết kế cổ điển. Hệ thống mái là sự kết hợp giữa một khối mái Mansard và khối mái vòm nửa châu Âu, nửa Ấn Độ, mang đậm tính nghệ thuật và tôn giáo. Tất cả các phào chỉ đều được đắp nổi cầu kỳ trên nền thạch cao trắng kem. Khu vườn cũng được chú ý trang hoàng với nhiều loại thực vật phong phú, đầy màu sắc và chan hòa ánh sáng, tạo nên sức sống cho một lâu đài đồ sộ.
2. Mẫu dinh thự đẹp của ông Vỹ ở Bắc Ninh (BT16023)
Đây là một lâu đài theo thiết kế thao phong cách Tân cổ điển. Phát triển thịnh hành từ thế kỷ XVIII, phong cách Tân cổ điển hiện nay đang là một trào lưu, một xu thế trong thiết kế lâu đài tại Việt Nam. Có thể nói không có nơi nào mà kiến trúc Pháp lại nhiều và đa dạng như ở nước ta, khi mà thậm chí nó còn được ưa chuộng hơn phong cách thiết kế mang đậm bản sắc Việt. Sở dĩ như thế bởi vì những ưu thế mà nó mang lại, là sự phô trương về tiền tài, về vinh quang và những giá trị nghệ thuật xa hoa, cực kỳ nổi bật.
Chắc hẳn đây là một công trình nổi bật của kiến trúc trong vùng về sự đồ sộ và sang trọng của nó. Diện tích sử dụng chỉ có 3 tầng nhưng chiều cao của lâu đài này rất lớn, chủ yếu do khối mái cao và nhất là kiểu mái vòm vươn thẳng lên trời bằng một tháp nhỏ.
Không đối xứng như mẫu biệt thự đầu, ở mẫu này, sảnh chính lại nằm lệch về một bên, đây là sự sáng tạo của người thiết kế. Lối lên các sảnh chính và sảnh phụ đều dùng cầu thang xoắn, tạo ra chiều sâu và vẻ quý phái cho ngoại thất căn nhà. Phủ lên các sảnh là đá ốp màu nâu sậm, toát lên một vẻ cổ kính và xưa cũ.
Bao quanh lâu đài là các trụ vuông lớn nối thông 3 tầng với nhau, nó kết hợp với khối mái tạo ra vẻ to lớn, hoành tráng và đồ sộ cho thiết kế. Bên cạnh đó, các cột Ionic tròn nhỏ hơn được đưa vào trang trí trong các ban công, nằm bên trong trụ vuông. Hoa văn trang trí chủ yếu được đắp nổi trên nền thạch cao trắng, sử dụng kiểu hoa văn đối xứng, các cuộn tròn và hoa lá ôn đới.
Đặc sắc nhất là hệ thống mái với một khối mái vòm chính được trang trí bằng các chi tiết kim loại đặt ở chính giữa, cạnh nó là một khối mái nhỏ hơn, hình chóp, không tròn như mái vòm, nhưng không góc cnahj như mái Mansard. Nhìn tổng thể, căn biệt thự như một tháp đồng hồ cao lớn ngoạn mục.
3. Mẫu biệt thự 3 tầng của ông Úy ở Hà Nội (BT15013)
Lâu đài này xuất hiện ở một ngã ba đường, luôn là tâm điểm bàn tán của những người đi ngang qua khu vực này. Cũng dễ hiểu thôi vì nó quá đồ sộ và đặc sắc dù nhìn từ bất cứ mặt nào, hơn nữa lại nằm ở một vị trí trung tâm như vậy. Nó luôn nhận được sự tán thưởng và ngưỡng mộ cho gia chủ về sự thịnh vượng và tiền tài, danh vọng. Mang dáng dấp của một lâu đài quý tộc, tưởng chừng như lạc vào một công trình xưa cũ ở thủ đô Paris hoa lệ, thiết kế này hoàn toàn làm hài lòng chủ sở hữu.
Nhìn tổng thể, bố cục căn nhà được xây theo hình chữ T với mặt tiền không đối xứng. Các khối nhà vuông góc với nhau tại khối mái vòm. Sảnh chính được thiết kế lệch về bên trái căn nhà với cầu thang 2 nhịp dẫn lên một cửa gỗ lớn huyền bí và sang trọng, cùng với một bức phù điêu thạch cao ở giữa sảnh rất cầu kỳ và hợp phong thủy.
Mặt bên căn nhà lại đối xứng với nhau qua mái vòm, được bố trí sảnh phụ cũng trang trí khá tương tự với sảnh chính. Trang trí căn nhà khá cầu kỳ với các họa tiết đối xứng đắp nổi và phào chỉ tôn mái triệt để bằng các hoa văn châu Âu. Ban công đặt ở tầng cao nhất mở về 2 hướng, nằm phía trong các cửa vòm, thoáng khí, xen lẫn cây cối xanh mát phủ lên lan can, thơ mộng trữ tình. Hệ thống mái với 2 khối chính phụ làm tăng chiều cao cho ngôi nhà, mái vòm còn giúp điều hòa dòng khí lưu thông bên trong, thể hiện mong ước về sự phát triển thịnh vượng của gia chủ.
4. Mẫu biệt thự 3 tầng Tân cổ điển ở Vũng Tàu (BT16024)
Đây là một thiết kế được kết hợp từ nhiều mảng kiến trúc khác nhau, theo lối phong cách kiến trúc Tân cổ điển Pháp. Rất phá cách trong việc phối màu, thiết kế này đã hoàn toàn chinh phục được những con mắt nhà nghề tinh tế nhất, xứng đáng có được những lời tán dương cho tính nghệ thuật và sự sang trọng, cổ kính mà nó toát lên.
Sảnh chính sử dụng các cột Ionic tròn, lớn, với mái đỡ nhô ra nhiều, thể hiện được đẳng cấp và sự trang trọng dnahf cho nơi tiếp khách của chủ nhà. Các gờ chỉ, phào chỉ đắp nổi thạch cao bằng các họa tiết châu Âu, đề cao sự đối xứng trong trang trí rất đẹp mắt và sinh động, dịu dàng với những đường cong, nhu hòa đi cái khỏe khoắn, cứng nhắc của hình thể trong các cột trụ vững vàng. Ban công mở ra từ nhiều phía, là không gian mở, thoáng đãng cho gia chủ.
Hệ thống mái là sự kết hợp giữa kiểu mái vòm hơi hướng Ấn Độ và mái Mansard đậm chất châu Âu, tạo ra chiều cao và tăng được đáng kể các không gian sinh hoạt trong tầng mái, trong các tháp vòm. Tổng thể căn nhà được phủ lên một lớp sơn màu cà phê, tạo ra vẻ đẹp thách thức thời gian, ngỡ như đang lạc vào một bảo tàng nghệ thuật xưa cũ nào đó.
5. Biệt thự đẹp 3 tầng Tân cổ điển của ông Bình ở Hà Nam (BT14519)
Công trình này tọa lạc trên một mảnh đất khá đẹp, ở vị trí trung tâm ngay ngã 3 đường, vuông vắn, rất thuận lợi cho việc thi công và thiết kế. Vốn yêu chuộng phong cách Pháp, chủ đầu tư đã tìm đến Beta Việt với một mong muốn có được một công trình mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng phải thật nổi bật và hào hoa, và giải pháp chúng tôi đưa ra là căn biệt thự này, theo phong cách Tân cổ điển đang thịnh hành nhất hiện nay.
Có một diện tích sử dụng vừa phải nên tổng thể chung chúng tôi chọn hình khối vuông, 3 tầng, phù hợp với điều kiện gia chủ, nội thất hầu hết được nối thông với nhau, nhất là ở tầng 1, tạo ra sự liên kết giữa các không gian sinh hoạt, phá bỏ sự giới hạn, nhìn ra 4 phía căn nhà bố trí sân vườn rất thoáng, tạo ra sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Về mặt ngoại thất, đây là một thiết kế Tân cổ điển nên không hề lệch ra khỏi các tiêu chuẩn của thiết kế châu Âu. Căn nhà được bao quanh bởi hệ thống trụ vuông lớn, thông các tầng tạo ra nét đồ sộ và hoành tráng, định hình một khối vuông. Măt tiền có các mảng kiến trúc theo phong cách Baroque với kết cấu trụ đỡ mái rất đặc trưng.
Tầng 3 có các cửa vòm, bên trong là ban công, vừa mát mẻ thoáng đãng, vừa cổ kính lại có chiều sâu. Khối mái vòm kép tạo nên chiều cao và sự quý phái cho căn nhà, phối màu xanh nổi bật trên nền tông trắng của toàn thiết kế. Các chi tiết phào chỉ khá tinh tế và phong phú, là nét dịu dàng, làm nhẹ nhàng đi các chi tiết thô và cứng. Đây chính là một công trình kiến trúc để đời của gia chủ.
6. Mẫu biệt thự 3 tầng tráng lệ ở Quảng Bình (KT15045)
Tọa lạc tại miền Trung, nơi khí hậu khắc nghiệt, biệt thự này nổi lên như một thiết kế lâu đài quá đặc sắc và sang trọng, thể hiện được đẳng cấp của gia chủ. Đặc trưng bởi các chi tiết trang trí đối xứng tinh tế, các cửa vòm đẹp mắt và hệ thống mái nhiều tầng lớp, đây là một thiết kế Tân cổ điển điển hình, ở một địa phương không có quá nhiều kiến trúc Pháp thì nó chính là một biểu tượng biệt thự tiêu biểu, là trung tâm trong những lời tán thưởng của cả một vùng.
Nhìn chung, với hình khối vuông vức, khỏe khoắn, căn biệt thự này như một pháo đài vững chãi, bất khả xâm phạm, một lâu đài quý tộc tráng lệ. Sảnh tiếp đón thiết kế theo phong cách Baroque thường thấy trong các thiết kế đền đài ở châu Âu, mang những điểm hết sức cổ kính như các cột tròn, khối mái tam giác, thể hiện sự trang trọng dành cho mỗi vị khách ghé thăm của gia chủ, sảnh phụ bên hông cũng được thiết kế khá tương tự, có cầu thang dẫn lên cánh cửa gỗ đồ sộ.
Tầng 3 của căn nhà khá đặc sắc vì vẻ châu Âu cổ điển mà nó mang lại trong các thiết kế của vòm và các phào chỉ đắp nổi tinh tế cùng với hệ thống mái vòm, mái Mansard trên cùng. Màu sơn vàng nhạt được phủ lên toàn bộ công trình, là màu đại diện cho thái dương, cho mặt trời, thể hiện sức sống trường tồn và vẻ đẹp quý tộc của lâu đài này.
Sân vườn cũng khá được chú ý vì diện tích mảnh đất cũng lớn, hơn nữa, chính là một không gian thư thái, giao hòa với thiên nhiêu của gia chủ. Các loại thực vật được chọn lựa khá kỹ với đủ loại màu sắc và hình dáng, phong phú sinh động.
Hầu hết các thiết kế Pháp ngày nay tại Việt Nam đều mang phong cách Tân cổ điển với sự đổi mới trong trang trí, vẫn phảng phất đâu đó dấu ấn châu Âu qua các cột, các sảnh Baroque và khối mái vòm đặc trưng trong các thiết kế nhà thờ, cung điện quý tộc thời xưa. Các thiết kế này đều là những tác phẩm toàn mỹ, những công trình mãn nhãn, đáng chú ý và cực kỳ nổi bật ở bất cứ nơi nào mà nó tọa lạc. Hy vọng với 6 thiết kế đẹp nhất này, Beta Việt chúng tôi đã mang đến cho người xem cái nhìn khá toàn diện về kiến trúc Pháp, có lịch sử phát triển lâu dài, mang những giá trị nghệ thuật vượt thời gian, với sự tôn vinh triệt để danh vọng, tiền tài và con mắt thẩm mỹ cùng cá tính của gia chủ.
BETAVIET